HĐND huyện Bến Cầu-giám sát công tác quản lý, sử dụng các khoản xã hội trong việc xây dựng cơ sở vật chất trong trường học của 11 điểm trường

Thứ ba - 04/12/2018 00:00 181 0

HĐND huyện Bến Cầu-giám sát công tác quản lý, sử dụng các khoản xã hội trong việc xây dựng cơ sở vật chất trong trường học của 11 điểm trường

Sáng ngày 27/11/2018, Thường trực HĐND huyện Bến Cầu thành lập đoàn giám sát công tác quản lý, sử dụng các khoản xã hội trong việc xây dựng cơ sở vật chất trong trường học do ông Phạm Văn Cư-Phó Bí thư Thường trực huyện ủy-chủ tịch HĐND huyện Bến Cầu trưởng đoàn. Tại UBND huyện Bến Cầu, Đoàn đã có buổi giám sát công tác quản lý, sử dụng các khoản xã hội trong việc xây dựng cơ sở vật chất trong trường học năm học 2017-2018 của 11 điểm trường Mầm Non, Mẫu giáo, tiểu học, Trung học cơ sở trên bàn 2 xã An Thạnh, Long Thuận và 1 Thị Trấn Bến Cầu, cùng dự với Đoàn có đại diện lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện; lãnh đạo xã An Thạnh, Thị Trấn và các nhà trường.

Tại đây Đoàn đã nghe lần lượt Ban giám hiệu của 11 điểm trường Mầm Non, Mẫu giáo, tiểu học, Trung học cơ sở. Việc quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp và các khoản thu khác của phụ huynh học sinh. Ngay từ đầu năm học, các nhà trường đã chỉ đạo kiện toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh; tổ chức họp phụ huynh học sinh theo từng lớp học để phổ biến thống nhất các khoản thu, mức thu theo quy định cũng như các khoản thu hộ, đóng góp theo thoả thuận, tự nguyện của gia đình học sinh, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh. Việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí cơ bản bảo đảm chặt chẽ, đúng nguyên tắc, công khai, dân chủ, đúng mục đích, phát huy hiệu quả góp phần hỗ trợ cho hoạt động dạy và học trong nhà trường, vận động tài trợ-xã hội hóa tăng cường cơ sở vật chất, phần lớn được các nhà trường thực hiện đúng quy định theo Quyết định số 73/2016/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh Tây Ninh “Vể việc Quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập học kỳ II năm 2016-2017 đến năm học 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; công văn số 1606/HDLT- SGDĐT- STC- SLĐTBXH, ngày 16 tháng 8 năm 2017 của liên Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở lao động thương binh và xã hội về việc hướng dẫn thu, quản lý, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục công lập và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên từ học kỳ II năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021; công văn số 1616/SGDĐT-KHTC, ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thu, chi và quản lý, sử dụng kinh phí tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; các khoản chi thực hiện đúng nội dung, mục đích, được Ban đại diện cha mẹ học sinh giám sát, được công khai theo đúng thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GD&ĐT Ban hành Điều lệ Ban đại diện cha me học sinh.

Điển hình như Trường Mầm non Long Thuận: năm học 2017-2018, có 278 học sinh. Để đảm bảo tổ chức các hoạt động dạy học, Nhà trường đã báo cáo cấp trên và tổ chức thu, quản lý và sử dụng các khoản thu như: học phí, các khoản thu theo thỏa thuận, các khoản thu tự nguyện. Trong năm học 2017-2018, Nhà trường đã tổ chức thu tiền ăn theo quy định được hơn 970 triệu đồng; thu bảo hiểm tai nạn trên 19 triệu đồng; quỹ từ ban đại diện cha mẹ học sinh gần 22 triệu đồng; thu vận động ủng hộ, tài trợ tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và hỗ trợ hoạt động dạy học trên 140 triệu đồng. Công tác thu nộp các loại quỹ đóng góp của học sinh được thực hiện đảm bảo chặt chẽ, công tác chi thực hiện đảm bảo đầy đủ chứng từ, đúng theo quy định; việc công khai quyết toán các khoản đóng góp của học sinh được thực hiện hàng tháng.

Trường Tiểu học Thị Trấn Bến Cầu: Việc triển khai thực hiện việc thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của học sinh năm học 2017-2018 luôn được nhà trường thực hiện đúng theo quy định. Cụ thể, trong công tác lãnh, chỉ đạo, nhà trường đã thực hiện theo công văn số 1616 của Sở Giáo dục và Đào tạo, ngay từ đầu năm học đã tổ chức họp với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh để tuyên truyền, vận động và triển khai thu các loại quỹ theo quy định, các khoản thu hộ, các khoản thu theo thoả thuận, vận động tài trợ-xã hội hóa tăng cường cơ sở vật chất; thu tiền sổ vàng để trang trí đường đi nội bộ thứ trên 88 triệu đồng, phụ huynh học sinh tự nguyện đóng gần 90 triệu đồng thuê người quét dọn vệ sinh trường và nhà vệ sinh của các em học sinh; các khoản thu-chi được thực hiện công khai với sự giám sát của Ban thanh tra nhân dân 01 lần/ kỳ; xây dựng quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ thống nhất với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh và báo cáo phòng GD&ĐT; thực hiện việc công khai các khoản thu-chi rõ ràng, chi tiết theo quy định...

Từ những kết quả đạt được, là được sự quan tâm, lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, sự quan tâm của các bậc phụ huynh, tập thể cán bộ, giáo viên trong các nhà trường đã đoàn kết, khắc phục khó khăn, từng bước nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát triển toàn diện, góp phần cùng với ngành giáo dục và đào tạo huyện nhà hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên các nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn nhất định.

Tại buổi làm việc, thành viên trong Đoàn giám sát cùng với nhà trường đã nghiêm túc, thẳng thắn trao đổi những tồn tại hạn chế cần khắc phục, tập trung làm rõ các vấn đề về tình hình tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm học; việc chấp hành các quy định của nhà nước đối với nhà trường; tình hình quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp; việc công khai các khoản thu khác của phụ huynh và học sinh; công khai, minh bạch, dân chủ trong các khoản thu xã hội hóa; quản lý và sử dụng quỹ hội phụ huynh học sinh…

Kết thúc cuộc giám sát, ông Phạm Văn Cư-Phó Bí thư Thường trực huyện ủy-chủ tịch HĐND huyện Bến Cầu yêu cầu các nhà trường tiếp thu, hoàn thiện và khắc phục những tồn tại, hạn chế. Nhà trường cần tiếp tục thực hiện công tác xã hội hóa đúng hướng dẫn, trình tự theo quy định, bảo đảm tính tự nguyện. Chú ý đến phương pháp vận động để đảm bảo việc đóng góp xã hội hóa của từng phụ huynh phù hợp với điều kiện kinh tế của từng gia đình. Các khoản chi từ nguồn xã hội hóa cần được công khai, minh bạch, rõ ràng, đúng mục đích, tạo niềm tin cậy đối với phụ huynh yên tâm đóng góp, gửi gắm con em mình.../.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây