Khu di tích lịch sử những địa chỉ đỏ một thời hào hùng Cho thế hệ trẻ Bến Cầu hôm nay

Thứ tư - 22/11/2023 08:52 249 0
Khu di tích lịch sử những địa chỉ đỏ một thời hào hùng
Cho thế hệ trẻ Bến Cầu hôm nay
Bến Cầu trong kháng chiến là huyện tuyến đầu phải chịu nhiều mất mác tang thương với những trận đánh của quân và dân Bến Cầu làm nên những trang sử vàng chói lọi, với những địa đạo, công sự một thời làm cho giặc phải khiếp sợ và giờ đây những khu di tích đó đã trở thành địa chỉ đỏ để mọi người đến tham quan.
Trước tiên phải kể đến địa đạo Lợi Thuận đi từ huyện Gò Dầu về ngã tư Mộc Bài với chiều dài 10km rẻ phải về hướng tây bắc là huyện Bến Cầu tại vị trí vòng xoay thị trấn Bến Cầu tiếp tục rẻ phải về xã Lợi Thuận nơi có khu di tích địa đạo Lợi Thuậnvới hơn 6km, vị trí khu di tịch địa đạo Lợi Thuận thuộc ấp Thuận Đông xã Lợi Thuận phía đông và phía bắc giáp sông Vàm Cỏ Đông, phía Tây giáp xã Tiên Thuận, phía đông nam giáp xã An Thạnh, nếu như địa đạo Củ Chi là nơi trú quân, địa đạo An Thới là để chiến đấu thì địa đạo Lợi Thuận vừa là nơi trú quân vừa là nơi chiến đấu, giử vững đầu mối là cửa ngõ vào khu căn cứ rừng Nhum, địa đạo Lợi Thuận vừa là hậu cứ vừa là tiền tiêu trong chiến tranh du kích của quân dân Bến Cầu, được biết địa đạo Lợi Thuận được hình thành vào tháng 7/1963 với tổng chiều dài giao thông hào hơn 4km trung tâm địa đạo nằm trên gò cao cách xa mạch nước ngầm rộng hàng chục hécta nằm lọt thỏm trong rừng nguyên sinh lúc bấy giờ phía ngoài tre gai chằng chịt đã tạo ra một địa hình kín đáo vững chắc, địa đạo Lợi Thuận là một hình thức phát triển nghệ thuật chiến tranh nhân dân rất độc đáo, chính vì những giá trị đặc biệt của địa đạo Lợi Thuận đã được Bộ văn hoá thông tin (nay là Bộ văn hoá thể thao và du lịch) công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia ngày 12/10/1993.
Rời địa đạo Lợi Thuận đi về xã Long Khánh và tại trung tâm xã ngược về hướng Tây cách trung tâm xã 8,7km là căn cứ chi bộ xã đội Long Khánh Khu di tích lịch sử văn hoá chi bộ xã đội Bàu vuông thuộc ấp Long Cường (nay là ấp Long Thịnh) là niềm tự hào của quân dân huyện Bến Cầu nói chung và xã Long Khánh nói riêng là một địa chỉ đỏ cho thế hệ trẻ hôm nay, chính nơi đây trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước căn cứ chi bộ xã đội đã đẩy lùi hàng trăm trận đánh ác liệt làm nên dấu ấn lịch sử cách mạng “căn cứ chi bộ xã đội Long Khánh”nhưng trước khi viếng khu di tíchcăn cứ chi bộ xã đội Long Khánh mời các bạn ghé thăm bia tưởng niệm nạn nhân chiến tranh biên giới Tây Nam để thắp nén hương tưởng nhớ đến những người đã khuất là những chiến sĩ dân quân xã Long Khánh đã anh dũng hy sinh ngã xuống vào tháng 9/1977, bia tưởng niệm nạn nhân chiến tranh biên giới Tây Nam toạ lạc tại ấp Long Cường, xã Long Khánh, theo sách sử ghi lại sau 30/04/1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất nhân dân Bến Cầu nói chung và nhân dân xã Long khánh nói riêng chưa kịp hưởng không khí ngày hoà bình độc lập thì vào lúc 0 giờ 15 phút, ngày 25/09/1977 Pol Pót đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới Tây Ninh nói chung, Bến cầu nói riêng với chiều dài 20km bọn địch đánh vào khu dân cư (còn gọi là khu kinh tế Long Cường) chúng đi đến đâu chúng giết sạch, đốt sạch, phá sạch, tại ấp Long Cường bọn Pol Pot đã thảm sát 257 người dân và cán bộ chiến sĩ anh dũng chiến đấu và hy sinh, để tri ân công lao của dân quân, cán bộ, chiến sĩ những người đã khuất trong cuộc thảm sát năm 1979, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bến Cầu đã xây dựng bia tưởng niệm nạn nhân chiến tranh Tây Nam với tổng diện tích khoanh vùng 2.500m2 và xây dựng bia tưởng niệm tại cụm rừng Gò Miễu ngày nay thuộc ấp Long Cường với diện tích xây dựng bia là 137m2 với tổng kinh phí đầu tư xây dựng hơn 300.000.000 đồng, sau khi thắp hương tưởng nhớ những người đã khuất tại bia tưởng niệm nạn nhân chiến tranh Tây Nam, chúng ta hướng về hướng Tây rẻ phải đến khu di tíchchi bộ xã đội Long Khánh.
0324

Hoàn cảnh ra đời của chi bộ xã đội Long Khánh: trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước chính quyền Sài Gòn nhiều lần thay đổi ranh giới hành chính hòng gom dân lập ấp chiến lược, năm 1959 quận Gò Gầu chia làm 2 quận Khiêm Hanh và Hiếu Thiện, quận Hiếu Thiện gồm các xã của huyện Bến Cầu ngày nay và một số xã giáp ranh thuộc huyện Gò Dầu và Trãng Bàng, năm 1960 cao trào đồng khởi cách mạng lan rộng ngày 20/12/1960 mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam ra đời là một nhân tố hết sức quan trọng cho bước phát triển mới cho cách mạng miền nam, để phá thế gọng kềm của giặc đầu năm 1962 tỉnh uỷ Tây Ninh quyết định tách các xã  phía Tây sông Vàm Cỏ ra khỏi huyện Gò Dầu và chính thức thành lập huyện Bến Cầu gồm 08 xã ngày nay, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của huyện uỷ Bến Cầu với 47 Đảng viên huyện uỷ lâm thời gồm 07 đồng chí: Ba Dừa, Chín Kỳ, Tám Nghiên, Ba Leo, Năm Xê, Ba Thuỷ, Năm Mạo, tỉnh uỷ chỉ định đồng chí Ba Dừa làm bí thư huyện uỷ lâm thời, trong quá trình thành lập huyện Bến Cầu địa danh Bàu Vuông là nơi thành lập căn cứ đầu tiên của huyện uỷ lâm thời Bến Cầu, sau đó để bảo toàn lực lượng huyện uỷ Bến Cầu xây dựng căn cứ tại rừng Nhum thuộc ấp Phước Đông xã Long Phước, căn cứ huyện uỷ Bàu Vuông trở thành căn cứ của chi bộ xã đội Long Khánh và cũng là căn cứ vệ tinh di động hợp đồng tác chiến với các căn cứ như: Bù Lu, Giồng Nần, Bàu Gõ, Sóc Khuất, Rừng Huỷnh và Bàu Rong, do Bàu Vuôngcăn cứ chi bộ xã đội Long Khánh là vị trí chiến lược quan trọng của ta nên địch xây dựng hệ thống đồn bót dày đặc hòng đánh phá ngăn chặn đường vận chuyển của ta, địch tổ chức hàng trăm trận cán quét quy mô cấp lữ đoàn chà đi xát lại hòng biến căn cứ Bàu vuông thành vành đai trắng, buộc chi bộ xã đội Long Khánh phải liên tục di chuyển nhiều nơi nhưng cứ điểm Bàu Vuông là nơi bám trụ lâu nhất so với các điểm mà căn cứ chuyển đến, chính nơi đây chi bộ xã đội Long Khánh đã lãnh đạo tổ chức quần chúng nhân dân cùng với lực lượng xã đội Long Khánh không ngừng phát triển phong trào cách mạng.
Năm 1966 chi bộ xã đội Long Khánh trực tiếp lãnh đạo lực lượng du kích xã chiến đấu 15 trận lớn nhỏ tiêu diệt và làm bị thương hơn 100 tên địch thu chiến lợi phẩm trên 10 khầu súng và bắn rơi 2 máy bay trực thăng của địch, đặc biệt trận đánh lịch sử đã viết lên trang sử hào hùng và tên tuổi của liệt sĩ anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Ẩn, đó là vào lúc 8 giờ sáng ngày 10 tháng 10 năm 1967 địch đổ quân một đại đội biệt kích bằng 6 trực thăng bao vây tấn công vào căn cứ chi bộ xã đội Long Khánh, nhưng với quyết tâm bảo vệ căn cứ mặc dù lực lương không tương quan, đồng chí Nguyễn Văn Ẩn xã đội phó cùng xã đội viên Nguyễn Văn Quyến dựa vào giao thông hào tạo thế chiến đấu hợp đồng chặt chẻ phát huy hiệu lực công sự và các loại vũ khí có sẳn, liên tục đẩy lùi 11 đợt xung phong của địch, trong trận này đồng chí Nguyễn Văn Ẩn tiêu diệt 120 tên địch bắn rơi 01 trực thăng và đã anh dũng hy sinhđược truy tặng huân chương chiến công hạng I, ngày 06/11/1978 đồng chí Nguyễn Văn Ẩn được chủ tịch nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đây là niềm tự hào của dân quân xã Long khánh nói riêng và của huyện Bến Cầu nói chung để thế hệ trẻ tiếp bước viết lên trang sử vàng chói lọi, hiện nay chiến tích là chiến hào công sự nơi đồng chí Nguyễn Văn Ẩn và đồng chí Nguyễn Văn Quyến anh dũng chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và hy sinh tại căn cứ Bàu Vuông vẫn còn nguyên vẹn, đã trở thành địa chỉ đỏ để các đoàn đến tham quan di tích lịch sử văn hoá căn cứ chi bộ xã đội Long Khánh.
Rời khu di tích căn cứ chi bộ xã đội Long Khánh mọi người đến thăm viếng bia tưởng niệm thanh niên xung phong tại xã Long Phước cách xã Long Khánh 14km xuôi về hướng Tây xã Long Phước khi vừa đặt chân đến ấp Phước Tây của xã Long Phước hình ảnh đầu tiên ập vào mắt mọi người là một công trình đồ sộ mọc lên giữa bầu trời vùng biên giới đó là bia tưởng niệm thanh niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh, cách đây 47 năm có hơn 1 vạn thanh niên xung phong là những thanh niên đầy nhiệt huyết sẳn sàng cống hiến cho tổ quốc, trong chiến tranh Tây Nam những thanh niên đã tình nguyện xung phong đi chiến đấu, ngày 28/3/1976 có hơn 1 vạn thanh niên đồng loạt ra quân đến vùng biên giới vùng nông thôn ngoại thành, những nơi núi rừng gian khổ khó khăn để khai hoang phục hoá, sát cánh cùng bộ đội chiến đấu trên chiến trường Tây Nam và đã có 99 cán bộ thanh niên xung phong đã anh dũng ngã xuống trên quê hương đất mẹ để bảo vệ từng tấc đất vùng biên giới.
Minh Tiên
 

Tác giả: quantri2

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây