Theo quy định của pháp luật và căn cứ vào Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018 NĐ-CP nêu rõ:
“Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”
Vai trò của chữ ký số được hiểu như là một chữ ký tay của cá nhân hay một con dấu của cơ quan, doanh nghiệp. Sử dụng chữ ký số, các cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp sẽ được pháp luật thừa nhận về mặt pháp lý khi thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử. Tiêu biểu một số giao dịch như ký kê khai thuế, hợp đồng điện tử, giao dịch tài chính,...
Hiện tại, ứng dụng VneID đã tích hợp chữ ký số VNPT SmartCA để người dân có thể sử dụng dễ dàng, hoàn toàn miễn phí và chỉ áp dụng cho các công dân có tài khoản định danh điện tử cấp độ 2. Người dùng không phải cung cấp các bản sao giấy tờ, hồ sơ thuê bao như cách đăng ký truyền thống trước đây. Đến thời điểm này, trên ứng dụng VNeID chưa có dịch vụ nào yêu cầu người dùng sử dụng chữ ký số.
Theo quy định, chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, có giá trị pháp lý tương đương chữ ký của cá nhân đó trong văn bản giấy.
Việc này nhằm hiện thực hóa mục tiêu được xác định rõ trong Chiến lược hạ tầng số vừa được Chính phủ phê duyệt đầu tháng 10/2024: Đến năm 2025, tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 50%; đến năm 2030, tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 70%./.
Tác giả: Long Giang xã
Ý kiến bạn đọc