Giới thiệu xã Long Chữ

Thông tin giới thiệu về Uỷ ban nhân dân xã Long Chữ

Long Chữ là một vùng nông thôn nằm phía Tây Bắc của huyện, cách trung tâm huyện 15 Km theo Tỉnh lộ 786 được xác định tứ cận như sau:
+ Phía Đông giáp xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu.
+ Phía Tây giáp xã Long Phước và Ninh Điền, huyện Châu Thành.
+ Phía nam giáp xã Tiên Thuận và xã Long Giang, huyện Bến Cầu.
+ Phía Bắc giáp xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành.
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2709,03 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 2420,41 ha.
Địa giới hành chính xã chia làm 5 ấp: ấp Long Hòa, ấp Long Bình, ấp Long Hòa 2, ấp Long Giao, ấp Long Thạnh được cấp trên công nhận ấp văn hóa. Địa hình xã Long Chữ bằng phẳng, dốc đều từ Bắc xuống Nam, Đông Nam và từ Tây sang Đông. Cao độ lớn nhất khoảng 12m, thấp nhất khoảng 5-6m tại khu vực phía nam giáp xã Long Giang.



1. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Xã Long Chữ là xã nông nghiệp, nông thôn và là một trong chín đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Bến Cầu, có nhiệm vụ điều hành công cuộc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã. Xã có 05/05 ấp văn hóa, tổng số có dân số 5.707 nhân khẩu với 1.654 hộ. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm dưới 1%. Về đời sống có 76% nhân dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, còn lại sống bằng nghề buôn bán, dịch vụ nhỏ lẽ và nghề khác.
- Hiện trên địa bàn xã có 1 công ty, 4 doanh nghiệp tư nhân, 2 trang trại, 01 hợp tác xã nông nghiệp, 8 hộ kinh doanh cá thể. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, một số ít hoạt động kinh doanh như: nhà trọ, hàn tiện, xay xát lúa, bán tạp hóa nhỏ lẽ và làm công nhân cho các xí nghiệp.
- Xã Long Chữ có lợi thế về sản xuất nông nghiệp với hệ số vòng quay sử dụng đất khá cao, có sự linh hoạt chuyển đổi cây trồng theo mùa vụ nâng cao hiệu quả đất trồng, kinh tế xã Long Chữ chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
2. Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên, kinh tế xã Long Chữ đã có những bước chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện khá, cơ sở hạ tầng của xã không ngừng được thay đổi với việc nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các công trình văn hóa phúc lợi công cộng, công trình dân sinh như: các điểm trường được xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia; các chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh tế hợp tác, an sinh xã hội được tập trung hỗ trợ, từ đó đã làm thay đổi nhiều mặt trên địa bàn xã.

3. Khó khăn:
Xuất phát điểm của xã là điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, phát triển chậm, thiếu vững chắc, kết cấu hạ tầng không đồng bộ, cơ sở vật chất còn yếu kém, dân cư phân bố không đều, nhân dân sống chủ yếu chuyên canh cây lúa; thương mại, dịch vụ chưa phát triển nhiều, do đó nguồn lực huy động trong dân có chừng mực, vai trò chủ thể của người dân chưa được phát huy cao nhất trong tiến trình xây dựng nông thôn mới./.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây