Giới thiệu xã Tiên Thuận

Sau giải phóng năm 1975, được trên công nhận là xã Tiên Thuận, ngụ tại ấp Tân Lập, xã Tiên Thuận, thuộc xã biên giới của huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 3.675,91 ha, xã có 08 ấp, có 124 Tổ dân cư tự quản với 3.818 hộ/ 13.318 nhân khẩu (6.171 nữ).

Tổng số cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách của xã là 24 cán bộ. Trong đó cán bộ 11, công chức 13, NNHĐKCT: 56 người. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của xã trình độ đại học 27, cao đẳng 04, trung cấp 12.

- UBND xã Tiên Thuận là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, có chức năng quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá- xã hội, quốc phòng- an ninh trong phạm vi toàn xã và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 35 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

- Phát triển Kinh tế

Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã có chủ trương tăng cường đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trước năm 2005, xã Tiên Thuận còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ dân quanh năm còn phải chạy đôn, chạy đáo lo từng bữa ăn, sống chen chúc trong những căn chòi lá tạm bợ, xiêu vẹo. Nhưng nhờ có chủ trương mới của tỉnh và sự giúp đỡ của các ban, ngành, các đơn vị quân đội, có sự ưu tiên đầu tư của nhiều chương trình dự án, nhất là việc Chính phủ tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi thông qua NHCSXH cho vay đến từng hộ dân nghèo. Người dân sử dụng vốn vay ưu đãi chuyển đổi sản xuất, làm cho cuộc sống no đủ hơn.
Tiên Thuận thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kết hợp với việc đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong thâm canh các loại cây trồng, vật nuôi.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, nội dung các văn bản có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp bằng những hình thức thích hợp, hiệu quả như: tổ chức buổi tuyên truyền, vận động, thông qua sinh hoạt thường kỳ của chi tổ Hội, các buổi tiếp xúc cử tri, các buổi hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên, hội viên, đoàn viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn áp dụng những kỷ thuật khoa học các loại giống mới phù hợp từng vùng đất nhằm tạo điều kiện cho nhân dân trong việc sản xuất đạt năng suất và hiệu quả cao. Lĩnh vực trồng trọt cơ cấu các loại cây trồng có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực; ứng dụng nhanh các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất diện rộng, chuyển dịch từng bước từ sản xuất số lượng sang chú trọng đến chất lượng, gắn với thị trường đã góp phần tăng năng suất, sản lượng và tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, giảm dần các giống dài ngày, tăng giống ngắn ngày, giảm thiểu được rủi ro do thiên tai, dịch bệnh.

Trong năm 2019 Ủy ban nhân dân xã Tiên Thuận triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng vùng lúa chất lượng cao trên cơ sở liên kết 4 nhà với các giải pháp như về giống, khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất theo cánh đồng lớn, sản xuất theo chuỗi giá trị ký kết hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp nhằm chọn ra những giống có năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn của xã.

- Chú trọng phát triển sản xuất, đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển dịch vụ, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp; đẩy mạnh hợp tác xã, liên kết, tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau sạch, gắn sản xuất với thị trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị gia tăng trên sản phẩm nhằm mục tiêu tăng thu nhập của người dân.

- Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong chọn tạo giống lúa: Tập trung nghiên cứu chọn tạo và phát triển các giống lúa chất lượng cao, lúa thơm có giá trị và khả năng cạnh tranh cao, chống chịu tốt với sâu bệnh. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân để nâng cao tỷ lệ áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất về giống xác nhận; sản xuất lúa theo quy trình GAP, hữu cơ; tiếp tục đẩy nhanh ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất lúa để giảm thất thoát sau thu hoạch, tăng hiệu quả sản xuất, giảm giá thành và tăng thu nhập cho nông dân.

- Về tổ chức sản xuất: Khuyến khích và hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp Tiên Thuận, nhằm tập hợp nông dân sản xuất theo qui mô lớn. Họp tác xã đóng vai trò đại diện cho nông dân ký hợp đồng, liên kết với doanh nghiệp; tổ chức các dịch vụ chung như cung ứng vật tư nông nghiệp, dịch vụ bảo vệ thực vật, tìm đầu ra cho sản phẩm, nhằm tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và tăng thu nhập cho từng hộ nông dân.

Mô hình sản xuất lúa "liên kết 4 nhà" được triển khai áp dụng có hiệu quả, kết quả thực hiện NQ 02 của Huyện ủy về mô hình liên kết 4 nhà được 698 ha/850 ha (đạt 82,2 % so với chỉ tiêu trên giao), mô hình trồng cây Thanh Long ruột đỏ được nhân rộng tính đến nay có tổng diện tích trên 10 ha, lợi nhuận bình quân trên 200 triệu đồng /ha/năm.

-Xây dựng kết cấu hạ tầng

Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, nhất là đường giao thông nông thôn. Trong giữa nhiệm kỳ qua, đã nâng cấp sửa chữa 05 tuyến đường, tổng chiều dài 8,4 km, với tổng mức đầu tư 25 tỷ đồng. Ngoài ra, với phương châm " nhà nước và nhân dân cùng làm",  đã vận động các tổ chức cá nhân nâng cấp và sửa chữa 5,1 km đường giao thông nông thôn, tổng số tiền trên 1,4 tỷ đồng. Từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của xã.

Về thực hiện chương trình thắp sáng đường quê đã vận động nhân dân thực hiện được 28,95 km, 846 bóng đèn, tổng số tiền thực hiện là 511.042.000 đồng, qua đó đã góp phần giảm thiểu các tệ nạn xã hội trên địa bàn.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây