Gò Dinh Ông

Thứ sáu - 20/09/2024 16:03 101 0
Di tích khảo cổ học gò Dinh Ông là một di tích cư trú thuộc thời kỳ tiền sử đã được cán bộ Bảo tàng tỉnh phát hiện vào năm 1985. Di tích thuộc ấp Voi, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
Di tích là gò đất cao 5m, rộng trên 3ha, nằm sát con rạch lớn ăn thông ra sông Vàm Cỏ Đông, tại giữa gò nhân dân địa phương lập 1 ngôi đền thờ gọi là Dinh Ông, do vậy di tích có tên gọi gò Dinh Ông.
22

Di tích gò Dinh Ông được khai quật năm 1990 với 1 hố rộng 60 m2 và 3 hố thám sát (mỗi hố 2m2), tầng văn hóa dày 2,2m. Kết quả thu được 150 hiện vật đá gồm rìu tứ giác, rìu vai, đục, bàn mài, vài chục ngàn mảnh gốm (trong đó nhiều nhất là cà ràng: 80 chiếc) và bộ sưu tập xương động vật khá phong phú như: hươu, nai, hoẳng, chó rừng, cá, vỏ sò, ốc,…
Qua toàn bộ sưu tập tài liệu hiện vật thu được tại địa điểm khảo cổ học gò Dinh Ông, các nhà khảo cổ học xác định di tích có niên đại từ 2700 đến 3000 năm cách ngày nay và mang hai đặc điểm văn hóa của văn hóa vùng cao Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bình Dương) và văn hóa vùng thấp chuyển tiếp Tây Nam bộ (Long An).
Môi trường xung quanh Dinh Ông trước đây có thể là vùng rừng ngập nước xen kẽ những mảnh ruộng nhỏ, do đó sinh hoạt kinh tế ở đây là nền kinh tế vừa khai thác vừa sản xuất nhưng sản vật trong thiên nhiên là nguồn thực phẩm vừa cung ứng vừa dự trữ cho cư dân ở đây, trước khi nền kinh tế nông nghiệp vươn lên vị trí hàng đầu. Hàng vạn mảnh gốm, hàng trăm công cụ đá cùng với sưu tập khá lớn xương động vật cho thấy cộng đồng cư dân cổ ở Dinh Ông là 1 xã hội sinh động và ổn định.
Di tích gò Dinh Ông được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 75/QĐ-CT ngày 13 tháng 6 năm 1998 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.
 

Tác giả: quantri2

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây