Mô hình liên kết nuôi dế

Thứ năm - 21/11/2024 09:07 3 0
Trong những năm qua, nhiều mô hình tổ hợp tác liên kết trên địa bàn huyện Bến Cầu từng bước được thành lập và ngày càng phát triển ổn định. Dù bước đầu quy mô của mô hình còn nhỏ và vốn đầu tư thấp nhưng cho thu nhập khá, tiêu thụ được sản phẩm và tạo việc làm ổn định, nâng cao đời sống của người dân.
Cụ thể như Tổ hợp tác nuôi dế ấp Thuận Tây, xã Lợi Thuận. Tổ được thành lập vào năm 2013, có 11 thành viên, do anh Trần An Vinh (sinh năm 1967) làm Tổ trưởng. Anh Vinh là người đi đầu, vươn lên làm giàu từ nghề nuôi dế. 
Hộ anh Vinh nuôi dế từ năm 2004 theo kiểu phong trào, nhưng “may mắn” cho thu nhập kha khá, tạo động lực để anh đầu tư mở rộng quy mô. Trong quá trình theo nghề, anh Vinh cũng gặp nhiều thất bại, đôi lúc muốn buông bỏ.
Tuy nhiên, với quyết tâm phát triển nghề này, anh Vinh đi tìm nhiều đầu mối tiêu thụ dế, tăng cường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nuôi... Hiện nay, anh Vinh có cơ sở nuôi dế quy mô lớn, vừa là nơi tiêu thụ cho người nuôi dế ở huyện Bến Cầu và cả Tây Ninh, vừa là nơi cung cấp dế cho các vựa đầu mối ở nhiều tỉnh, thành phía Nam.
Từ năm 2015, anh Vinh giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp con giống và đầu tư nguồn thức ăn cho 84 hộ nông dân trên địa bàn tỉnh nuôi dế gia công. Trong đó có 60 hộ ở xã Thanh Phước (huyện Gò Dầu); 10 hộ ở xã An Tịnh (huyện Trảng Bàng) và 7 hộ ở ấp Bến (xã An Thạnh, huyện Bến Cầu). Anh Vinh cho biết, mỗi hộ nuôi 10 lồng dế từ khoảng 26 đến 35 ngày thì có thể xuất bán dế thương phẩm, mỗi lồng  lãi từ 800.000 đến 2 triệu đồng.
Năm 2017, anh Vinh đầu tư xây dựng thêm 1 trang trại dế quy mô lớn trên diện tích 0,8 ha, nhà lồng nuôi diện tích 540m2, có thể nuôi hơn 55 lồng. Anh còn
Trồng mì cung cấp lá cho dế ăn. Hiện gia đình anh có 2 xe tải trị giá gần cả tỷ đồng để chở dế ở các hộ chăn nuôi khác đi tiêu thụ.

Tác giả: quantri2

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây