Giới thiệu xã Lợi Thuận

Thứ tư - 26/08/2020 22:00 3.525 0

Giới thiệu xã Lợi Thuận

ádas

Lịch sử hình thành:

Xã được hình thành từ thế kỷ 17, giữa năm 1858 Thực dân Pháp xâm lược Làng Lợi Thuận nằm trong tổng Mỹ Ninh thuộc quận Trảng Bàng đến năm 1948 thuộc quận Gò Dầu thời kỳ giặc Mỹ xâm lược năm 1961 theo tổ chức hành chính của địch xã Lợi Thuận thuộc về quận Hiếu Thiện. Sau giải phóng 1975, nhân dân các nơi như: Long Giang, Long Khánh, Long Chữ, Long Thuận tập trung về khai hoang mở đất và sinh sống cho đến nay.

Vị trí địa lý:

Lợi Thuận là một xã vùng nông thôn biên giới, có đường biên giáp Campuchia dài 4,7 km, toàn xã có 5 ấp được thành 71 tổ tự quản, có 1 ấp giáp biên giới là ấp Thuận Tây. Có khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, là cửa khẩu Quốc tế đường bộ lớn nhất phía nam, nằm ngay vị trí chiến lược trên đường xuyên Á cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km xuyên qua các nước thái lan, Campuchia, lào, Myanmar…

Phía Bắc giáp xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu, phía nam giáp xã Bình Thạnh huyện Trảng Bàng, phía tây giáp Thị Trấn Bến Cầu Huyện Bến Cầu, phía Đông giáp xã An Thanh, huyện Bến Cầu.

Tổng diện tích tự nhiên 4280,08 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 3160,24 ha, sản xuất lúa là chủ yếu còn lại là cây hàng năm và đất ở.

Đa số nhân dân sống bằng nghề sản suất nông nghiệp chiếm 80%, còn lại sống bằng nghề tiểu thủ công nghiệp và buôn bán dịch vụ nhỏ lẽ.

Dân số, dân cư, lao động và trình độ dân trí:

Toàn xã có 2008 hộ, 7532 nhân khẩu. Dân cư sống không tập trung, chỉ tập trung ở các khu dân cư, còn lại sống rải rác ở ven sông Vàm Cỏ( Cụ thể ở ấp Thuận Đông có 97 hộ/278 nhân khẩu).

Về lao động, đa số người trong độ tuổi lao động tham gia lao động sản sản xuất tại địa phương, còn lại tham gia vào các khu công nghiệp trong và ngoài huyện.

Trình độ dân trí: Xã hiện nay đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, độ tuổi từ 15- 25 biết chữ đạt 99,8%, độ tuổi từ 26- 35 tuổi biết chữ đạt 98,9%, độ 36- 60 biết chữ đạt 97,6%, trên 60 tuổi biết chữ đạt 92,9%.

Tôn giáo, Văn hóa:

Tôn giáo: Xã Lợi Thuận có hai tôn giáo chính là tôn giáo Cao Đài và Phật Giáo. Tổng số có 2272 tín đồ Cao Đài chiếm 29,47% số người toàn xã, có 30 vị đang hoạt động trong tổ chức Phật Giáo. Cơ sở thờ tự của 2 tôn giáo được xây dựng kiên cố đảm bảo cho hoạt động là Thánh thất Cao Đài và Tịnh xá Ngọc Chơn. Các cơ sở tôn giáo luôn chấp hành Nghị định 92/NĐ-CP của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động tôn giáo với phương châm "tốt đời đẹp đạo". Các tôn giáo luôn thực hiện chính sách về Đại đoàn kết dân tộc, hàng năm các tổ chức tôn giáo luôn đóng góp cùng địa phương về các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

Văn hóa: Nhân dân xã Lợi Thuận luôn sống đoàn kết, luôn giúp đỡ lẫn nhau lúc hoạn nạn, khó khăn. Có nét đẹp văn hóa truyền thống là thờ tổ tiên và tham gia các lễ hội và sinh hoạt cộng đồng. Xã có 01 Đình Thần được xây dựng cách đây trên 100 năm, là nơi thờ tự danh tướng của thời Nguyễn, được ấn thần và sắc thần ông Huỳnh Công Nghệ.

Hàng năm Lễ kỳ yên đình Lợi Thuận được diển ra trong 02 ngày, bắt đầu từ ngày 11 tháng 2 đến ngày 12 tháng 02 (âm lịch). Đây cũng là nơi để nhân dân tập trung về đây tham gia các hoạt động lễ hội và thấp hương cầu mong cho "Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa" và cầu mong cho một vụ mùa được bội thu.

Xã còn có 01 Di tích địa đạo Lợi Thuận dài 2km, là nơi trú quân và chiến đấu của quân và nhân dân Bến Cầu trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đến năm 1993 Di tích được xếp hạng cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430/QĐ-BT ngày 12 tháng 10 năm 1993. Hiện nay đây cũng là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ trong và ngoài huyện về truyền thống vẽ vang của cha, ông ta trong kháng chiến.

Các hoạt động liên quan đến sinh kế người dân:

Cùng với sự phát triển chung của huyện, nhân dân xã Lợi Thuận đã có cuộc sống ổn định. Nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp là sản xuất lúa và trồng các loại hoa màu khác như: cây bắp, mì, thuốc lá vàng… Nông dân đã từng bước tiếp cận được những tiến bộ khoa học kỷ thuật trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi với mô hình mới sản xuất 4 nhà.

Hiện nay khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đã tạo điều kiện cho người lao động có việc làm và thu nhập ổn định chủ yếu là phụ nữ từ 18 đến 45 tuổi. Có khoảng 2.245 người ở xã Lợi Thuận chiếm tỷ lệ 29,15%, trong đó nam giới chiếm tỷ lệ ít, chỉ tham gia lao động thời vụ.

Theo thống kê báo cáo của Ủy ban nhân dân xã giới thiệu việc làm cho nhân dân đi làm việc trong và ngoài tỉnh bình quân hàng năm là 530 người đạt 106%

- Mở các lóp dạy nghề ngắn hạn, chuyển giao khoa học trồng việc trồng lúa, chăn nuôi, tạo điều kiện nguồn vốn để các hộ được vay qua ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng chính sách, mô hình mới trong sản xuất là liên kết 4 nhà (nhà nông- nhà nước- nhà khoa học- doanh nghiệp) được phát triển trong sản xuất và tang thu nhập cho người dân.

Các lĩnh vực liên quan đến an sinh cho người dân:

Lợi Thuận Có 01 trạm y tế xã được cấp trên đầu tư xây dựng mới đạt chuẩn quốc gia có 16 phòng làm việc và trang bị đầy đủ các phòng chức năng, cán bộ đảm bảo đủ số lượng quy định.  Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân luôn được quan tâm, chú trọng công tác khám và điều trị cho dân nghèo và gia đình chính sách. Bên cạnh đó các chương trình y tế quốc gia đều thực hiện có hiệu quả, các chương trình tiêm chủng mỡ rộng thực hiện tốt

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây