Di tích lịch sử văn hoá đình trung Long Khánh

Thứ hai - 09/10/2023 14:14 540 0
Di tích lịch sử văn hoá đình trung Long Khánh
Hàng năm cứ vào ngày 15- 16 tháng chạp âm lịch là đình trung Long Khánh rộn ràng lễ hội Kỳ Yên, trong 02 ngày 15- 16 tháng chạp âm lịch tại đình trung Long Khánh ban hội đình tổ chức lễ kỳ Yên nhân dân khắp nơi trong vùng tề tựu về đình trung Long Khánh để cầu quốc thái dân an và tưởng nhớ đến công ơn các bật tiền nhân có công khai hoang lập ấp.
03

Theo sách sử ghi chép lại Thành Hoàng được nhân dân thờ phụng tại đình trung Long Khánh là cụ Trần Văn Thiện sinh năm: 1794 năm Ất Mảo tại làng Trung Lập, phủ Bình Long, tỉnh Gia Định, lúc bấy giờ cụ và thân sinh của cụ là cụ Trần Văn Huế nghe đồn phủ Tây Ninh đất rộng người thưa nên cụ và thân sinh cụ thân hành về phủ Tây Ninh quan sát thấy vùng đất Bến Cầu “thiên thời địa lợi nhân hoà” nên cụ đệ đơn lên quan phủ Tây Ninh xin khai hoang lập ấp vào ngày 11 tháng 07 trào Thiệu Triệu nguyên niên thứ 4 năm 1844, sau khi được quan phủ Tây Ninh lúc bấy giờ là Bạch Văn Lý chấp đơn, cụ Trần Văn Thiện cùng 10 vị đầu mục khai phá 04 thôn đầu tiên đó là Long Khánh, Long Thuận, Long Giang và Long Chử, sau khi khai hoang lập ấp cụ còn lập bộ đinh ở mổi thôn để nhân dânlàm ăn sinh sống từ đó nhân dân khắp nơi kéo về ngày càng đông, tiếng lành đồn xa cụ được quan phủ Tây Ninh công cử giử chức cai tổng thuộc tổng Hoà Ninh lúc bấy giờ để chăm lo cho dân được ấm no hạnh phúc, 5 năm làm thôn trưởng 14 năm làm cai tổng cụ luôn được nhân dân trong vùng kính mến, sau đó vì tuổi già sức yếu cụ đã qua đời vào ngày 18 tháng 09 trào Thiệu Triệu thứ 36 năm 1883hưởng thọ 89tuổi được an táng tại ấp Long Trung xã Long Thành Trung Hoà Thành ngày nay.
02

Sau khi cụ qua đời nhân dân tưởng nhớ đến cụ là một bật hiền tài đã có công khai hoang lập ấp nên đã lập đền thờ cụ tại Gò Chùa nay là chùa Long Thọ thuộc ấp Long Phú của xã Long Khánh, nhưng lúc bấy giờ do chiến tranh ác liệt đạn bom nhiều lần tàn phá ngôi đền nên vào năm 1967 các cụ cao niên trong làng quyết định di dời đền thờ cụ xuống bến Phòng Hờ ven rạch Vàm Bảo thuộc ấp Long Châu, xã Long Khánh nằm trên gò đất cao dưới những tán cây cổ thụ che mát quanh năm, mặt đình quay về hướng Đông giáp với rạch Vàm Bảo xây dựng thành ngôi đình cho đến ngày nay, ngôi đình năm trên tổng diện tích được khoanh vùng bảo vệ là 736m2 kiến trúc ngôi đình với hai lớp nhà xây kiểu chữ Nhị (=) khi vào tiền đình phải bước qua hai bậc mỗi bậc cao 30m2 phía mặt trước của tứ trụ với hai cặp câu đối, hai trụ cột đầu "nhân tâm đoan nhất ân thần tại, nghĩa khí tài bồi hậu thế nhân"hai cột kế " đạo chánh quang minh nhân trí dũng, đức ân đắc hưởng phú cường dân" ở giữa tứ trụ là bàn thờ với hai câu đối " long cố nhất tâm tôn đình tại, Khánh lại bá tánh hưởng thần ân"hàng năm cứ vào dịp 15-16 tháng chạp Ban hội đình tổ chức trọng thể lễ Kỳ Yên tưởng nhớ công ơn người có công khai hoang lập nên làng Long Khánh với nghi thức thật trang nghiêm, phục dựng lại hình ảnh lính lệ ngày xưa với áo mão chỉnh tề rước bản sắc phong bằng kiệu Tiên Sư do triều đình Huế sắc phong thành hoàng, đình Trung Long Khánh được Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh công nhận di tích lịch sử văn hoá tại quyết định số: 250/QĐCT, ngày 28/07/2003 là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.
Minh Tiên
 

Tác giả: quantri2

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây