1. Thuận lợi:
Long Phước là xã nông thôn mới biên giới giáp với Campuchia dài khoản 9 km đi qua 4 cột mốc chính, 16 cột mốc phụ và 33 điểm đặc trưng, tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 3.275,78 ha. Trong đó đất đường giao thông chiếm 36,54 km, còn lại là đất ở và đất sản xuất nông nghiệp khác, thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây trồng toàn xã có 498 hộ dân, có 1696 nhân khẩu, trong đó 39 hộ dân tộc, có 126 nhân khẩu. Xã có vị trí địa lý; hướng đông giáp xã Long Giang, Long Khánh, Long Chữ; hướng tây giáp Campuchia; hướng nam giáp Campuchia; hướng bắc giáp xã Ninh Điền. Địa giới hành chính xã chia làm 03 ấp, ấp Phước Đông, ấp Phước Trung và ấp Phước Tây, được cấp trên công nhận đạt chuẩn ấp văn hoá. Nhân dân sinh sống tập trung chủ yếu trên tuyến đường nhựa chính của xã đi qua ấp Phước Đông, ấp Phước Trung, Phước Tây.
Do xã Long Phước là xã vùng sâu biên giới nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nên khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới có xuất phát điểm rất thấp, cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, giai đoạn 2010-2015 chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới được thực hiện theo Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2016-2020 thực hiện theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, qua 10 năm thực hiện nông thôn mới, bộ mặt nông thôn của xã có những bước chuyển biến rõ rệt, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên. Năm 2015 xã Long Phước vinh dự được UBND tỉnh Tây Ninh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới
Được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện, BCĐ huyện, sự phối hợp kịp thời của các phòng ban chuyên môn huyện; sự đồng thuận thống nhất của BCĐ, BQL xã, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể xã và sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Xã có tuyến đường nhựa liên xã Long Giang-Long Phước đi qua thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa thông thương trên địa bàn huyện, tỉnh là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của xã được toàn diện.
Có hệ thống kênh thủy lợi phục vụ tưới, tiêu trên địa bàn đảm bảo thực hiện tốt việc phát triển các loại cây trồng cũng như việc tiêu thoát nước phục vụ sản xuất dân sinh.
Sự chung tay đóng góp của các tổ chức doanh nghiệp, và nhân dân góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công chương trình nông thôn mới ở địa phương.
2. Khó khăn:
Điều kiện kinh tế - xã hội của xã còn khó khăn, tiềm năng, nhân lực còn hạn chế, chủ yếu nhân dân thu nhập từ sản xuất luá, thương mại, dịch vụ trên địa bàn chưa phát triển nhiều. Kinh tế còn chậm phát triển so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội cần cho việc đầu tư xây dựng mới nguồn vốn huy động lớn. Đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn có nhiều tuyến đường nên gặp nhiều khó khăn trong việc vận động nhân dân địa phương tham gia xây dựng đường nông thôn. Sự tác động của cơ chế thị trường, giá cả các mặt hàng nông sản không ổn định. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp còn hạn chế. Tình hình an ninh trật tự mặc dù được giữ vững nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp. Đó là những thách thức không nhỏ trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Ý kiến bạn đọc