Cần chú trọng phát triển các nền tảng số

Thứ sáu - 18/08/2023 08:02 134 0
Cần chú trọng phát triển các nền tảng số

Nền tảng số là giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Điểm đột phá là nắm bắt cơ hội, phát triển và phổ cập thật nhanh các nền tảng số quốc gia phục vụ các nhu cầu riêng, đặc thù của người Việt Nam.

Việc phát triển nền tảng số Quốc gia giúp tối đa hóa lợi ích do công nghệ mang lại đồng thời ngăn chặn và giảm thiểu các rủi ro mà công nghệ có thể gây ra cho xã hội và người dân. Thực hiện chương trình chú trọng phát triển nền tảng số Quốc gia, tính đến thời điểm hiện nay đã có nhiều nền tảng số Quốc gia được tạo lập, đem lại hiệu quả thiết thực, giúp ích cho công tác quản lý xã hội. Điển hình như:

Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP): đã kết nối, liên thông với 09 CSDL, 14 hệ thống quy mô quốc gia để chia sẻ dữ liệu với trên 90 cơ quan, doanh nghiệp, trung bình khoảng 2,4 triệu giao dịch/ngày.

Nền tảng định danh và xác thực điện tử: Đến hết tháng 12/2022, hệ thống đã thu nhận gần 19 triệu hồ sơ; phê duyệt gần 17 triệu tài khoản định danh điện tử cho công dân.

Nền tảng kỹ năng số quốc gia: Đã xây dựng, đang phát triển hoàn thiện nền tảng đào tạo trực tuyến OneTouch, cung cấp các khóa đào tạo chuyển đổi số cho các đối tượng nòng cốt, đối tượng chuyên trách, CBCC cấp xã, người dân,... với các chuyên đề chuyển đổi số cơ bản, an toàn thông tin, cách tiếp cận nền tảng trong chuyển đổi số,... hiện nay tổng số gần 18 triệu lượt tham gia.

Nền tảng số y tế: Ngành Y tế đang phát triển, hoàn thiện các nền tảng như Nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử; nền tảng quản lý trạm y tế xã; Nền tảng quản lý thông tin y tế (đã thí điểm tại 06/63 tỉnh, thành phố); Hệ thống kết nối các cơ sở cung ứng thuốc và ngân hàng dữ liệu ngành dược.

Nền tảng số giáo dục: Ngành giáo dục đã triển khai các nền tảng quản trị nhà trường, nền tảng quản lý học tập dùng chung miễn phí cho giáo dục phổ thông; đầu tư xây dựng nền tảng dạy học trực tuyến dùng chung (MOOCs) và xây dựng các khóa học trực tuyến ở một nhóm ngành: kỹ thuật và công nghệ; kinh tế; kinh doanh và quản lý; khoa học tự nhiên; thủy sản; nông nghiệp - dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2023; hệ thống điều hành điện tử kết nối với 63 Sở Giáo dục và Đào tạo và hơn 300 trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước.

Nền tảng số nông nghiệp: Nền tảng Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản được xây dựng, vận hành, liên thông với nhiều địa phương trên cả nước (09/63 tỉnh, thành phố) và đang tiếp tục mở rộng. Hiện tại, đã có hơn 3.460 mã truy xuất sản phẩm nông sản thực phẩm được cập nhật.
 

2

Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số bằng các nền tảng số Việt Nam, đã tiến hành thúc đẩy, tuyển chọn công bố trên 20 nền tảng số xuất sắc và đưa ra chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp SME chuyển đổi lên môi trường số. Hết năm 2022 đã có trên 423.505 doanh nghiệp tiếp cận, tham gia; 61.612 doanh nghiệp đã sử dụng nền tảng số. Năm 2022, đã tiến hành đánh giá, tuyển chọn, công nhận 12 nền tảng số đạt tiêu chí xác định thí điểm nền tảng số Việt Nam có khả năng triển khai rộng khắp phục vụ người dân. Các nền tảng này đã được công bố, khuyến khích người dân sử dụng trên cổng thông tin congdanso.vn và triển khai các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng số cho người dân thông qua mạng lưới tổ công nghệ số cộng đồng.
3
Các nền tảng số đã được các bộ, ngành, địa phương quan tâm, xây dựng, phát triển. Bước đầu đã hình thành các nền tảng số quốc gia phục vụ cả khối chính quyền, doanh nghiệp và người dân nhằm thúc đẩy phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Một số ngành, lĩnh vực đang chuyển đổi cách tiếp cận phát triển hệ thống, tích hợp trước đây sang phát triển theo cách làm nền tảng dùng chung./.

Tác giả: quantri2

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây