Bến Cầu-đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn

Thứ năm - 12/11/2020 18:00 639 0

Bến Cầu-đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất đang là một trong những giải pháp quan trọng trong phát triển nông nghiệp chất lượng cao thời gian qua của huyện nông thôn biên giới Bến Cầu. Thông qua việc ứng dụng công nghệ sinh học đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, xây dựng được các mô hình sản xuất nông nghiệp điển hình có giá trị phục vụ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn ở huyện Bến Cầu.

Trongthời gian qua (từ năm 2005-2020), huyện Bến Cầu đã chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trên các lĩnh vực nông nghiệp, y dược, bảo vệ môi trường... vào sản xuất theo Chỉ thị 50-CT/TW, ngày 4/3/2005 của Ban Bí thư khóa IX về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến nay, qua 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 50 trên địa bàn huyện đã đạt một số kết quả đáng khích lệ nhiều giống cây trồng, vật nuôi được người dân áp dụng, mở rộng diện tích sản xuất. Trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp đã triển khai thực hiện khảo nghiệm, trình diễn, tuyển chọn các mô hình nuôi ao cá truyền thống; nuôi cá thát lát cờm; nuôi thâm canh cá tra; nuôi lươn không bùn. Qua đó người dân xung quanh khu vực nuôi thủy sản đều nắm chắc các phương pháp, kỹ thuật chăn nuôi và nhân rộng mô hình. Trong trồng trọt, huyện đã triển khai dự án 3 giàm, 3 tăng trên cây lúa; trình diễn mô hình sản xuất lúa theo phương pháp SRI áp dụng cơ giới hóa; huyện kết hợp với Trung tâm nghiên cứu Đồng Tháp Mười thực hiện dự án thí nghiệm phân bón và chế phẩm nấm đối kháng Trychoderma trên cây lúa; mô hình liên kết "4 nhà" trong sản xuất thâm canh cây lúa theo hướng VietGap và cánh đồng mẫu lớn; mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGap; mô hình liên kết sản xuất bắp giống, bắp dùng làm thức ăn cho gia súc; trồng thanh long ruột đỏ và xử lý ra hoa bằng phương pháp thắp đèn; thực hiện mô hình tưới tiết kiệm và phòng trừ sâu bệnh trên cây ăn trái, ứng dụng kỹ thuật làm cỏ, phun thuốc, bón phân gốc kết hợp bón phân hữu cơ vi sinh, sử dụng kỹ thuật bấm ngọn phân cành tạo tán kết hợp phòng trừ sâu vẽ bùa, bọ trĩ. Thực hiện chuyển giao các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học ủ phân hữu cơ sinh học, trồng rau bằng phương pháp thủy canh, trồng dưa lưới trong nhà màng, trồng rau mầm, trồng nấm bào ngư. Đồng thời ngành chức năng huyện Bến Cầu phối hợp cùng ngành hữu quan khảo nghiệm phân bón hữu cơ và phân bón vi lượng, các giống lúa mới thích nghi, phù hợp với điều kiện, thổ dưỡng ở địa phương.

ANH 1884.jpg

Ngoài ra trên địa bàn huyện mô hình trồng rau sạch trong nhà màng của Công ty TNHH TM TCS FARM đã thành lập 1 trang trại quy mô 2hecta trồng rau sạch trong nhà màng và nấm rơm sạch đạt chuẩn VietGap; sản xuất dưa lưới theo hướng ứng dụng công nghệ cao, trồng trong nhà màng.

Trên lĩnh y dược, ngàng y tế huyện đã ứng dụng công nghệ sinh học trong việc phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng các loại bệnh: lao, ho gà, uốn ván, bại liệt, bạch hầu, bệnh dại, sốt rét, viêm gam B,….ứng dụng công nghệ mới trong chăm sóc sức khỏe, phục vụ vụ công tác chuẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh như: máy phân tích sinh hóa tự động, máy huyết học tự động, máy X quang di động, máy siêu âm màu…góp phần nâng cao năng lực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường được triển khai, ứng dụng quy trình sinh học xử lý các chất thải phát sinh ở nhóm lĩnh vực chế biến thực phẩm, y tế, chăn nuôi gia súc, gia cầm….áp dụng các công nghệ tiên tiến thân thiện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,  góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và môi trường sống cho cộng đồng dân cư.Nhiều doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp cho sự phát triển kinh tế-nguồn thu cho huyện.

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong các ngành, lĩnh vực với những hiệu quả thiết thực mang tính đột phá trong nhiều năm qua đã giúp công nghệ sinh học được áp dụng thực hiện trong sản xuất và đời sống, song, qua thực tiễn cũng như đánh giá của ngành chức năng, việc ứng dụng công nghệ sinh học hiện nay vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học còn thiếu. Đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ sinh học còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, hạn chế kinh phí chi cho hoạt động, chưa quy hoạch các mô hình thí điểm một cách căn cơ………..

Thực tiễn cho thấy, công nghệ sinh học đang được coi là một trong những động lực để phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân dân theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bền vững. Nhằm phát huy vai trò của công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống, cũng như từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 50-CT/TW, huyện tiếp tục đề ra phương hướng, nhiệm vụ giải pháp thực hiện trong thời gian tới, xây dựng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ và chất lượng cao, triển khai ứng dụng và có hiệu quả các tiến bộ công nghệ sinh học vào các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, y dược, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường và Quốc phòng-an ninh. Áp dụng các mô hình mới cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phục vụ tốt cho yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng và sức mạnh cạnh tranh hàng hóa nông sản, ứng dụng nhanh công nghệ sinh học rộng rãi trong nông nghiệp và nông thôn phù hợp với thực tiễn ở địa phương…./.

                                                                                                                                                               Nguyễn Thiện

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây